Bầu Đức và chiến lược đưa HAGL 'trở lại': Quyết tâm chính trị của tôi là trả nợ
Đến nay, sau 4 năm trở thành huyện nông thôn mới, thu nhập và đời sống của người dân H.Yên Thành được nâng cao, diện mạo nông thôn khởi sắc rõ rệt, đặc biệt là cơ sở hạ tầng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện năm 2022 đạt 10,01%, quy mô kinh tế thuộc tốp đầu của tỉnh, thu nhập bình quân đầu người đạt 59 triệu đồng/người/năm.Tài xế xe container quyết 'chèn đường', không cho xe khách vượt trên làn dừng khẩn cấp
Ngày 19.3, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được vừa ký văn bản về việc kiểm điểm trách nhiệm các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và địa phương giải ngân đầu tư công dưới 95%.Ở nhóm ban quản lý dự án, đơn vị cam kết giải ngân vốn lớn nhất là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông hơn 12.400 tỉ đồng, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp hơn 8.400 tỉ đồng, Ban Quản lý đường sắt đô thị 4.950 tỉ đồng.Tuy nhiên kết quả giải ngân đều không đạt yêu cầu. Kết quả cụ thể, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp giải ngân đạt tỷ lệ 35%; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông 47%; Ban Quản lý đường sắt đô thị 52%; Ban Quản lý Nông nghiệp và phát triển nông thôn 38%; Ban Quản lý Khu Công nghệ cao 79%; Ban Quản lý khu Công viên lịch sử văn hóa dân tộc 75%; Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao chỉ đạt 2%.Ở khối địa phương có 11 quận, huyện chưa đạt yêu cầu, tỷ lệ giải ngân đầu tư công từ 84% trở xuống gồm: huyện Cần Giờ, huyện Hóc Môn, huyện Nhà Bè, quận 1, quận 11, quận 3, quận 4, quận 5, quận 6, quận Phú Nhuận và quận Tân Bình.Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị thủ trưởng 18 cơ quan, đơn vị nêu trên khẩn trương kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.Chế tài xử lý theo từng nhóm như tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn; kiên quyết xử lý hành vi tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đầu tư công; thay thế kịp thời cá nhân yếu kém về năng lực, sợ sai, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh khi thực thi công vụ.Năm 2024, TP.HCM được Chính phủ giao tổng vốn đầu tư công hơn 79.000 tỉ đồng. Đến ngày 17.2.2025, địa phương mới giải ngân hơn 58.000 tỉ đồng (đạt hơn 73%).Năm 2025, tổng vốn đầu tư công của TP.HCM hơn 84.000 tỉ đồng. Để đảm bảo tiến độ giải ngân trên 95%, Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai nghiêm túc kế hoạch giải ngân. TP.HCM đặt mục tiêu giải ngân quý 1 ít nhất 7,5%, quý 2 đạt 25%, quý 3 đạt 50%, quý 4 và cả năm đạt ít nhất 95%, phấn đấu đạt 100%.Nếu từng quý không giải ngân đạt theo mức trên, người đứng đầu sẽ bị phê bình. Nếu tỷ lệ giải ngân cả năm thấp hơn tỷ lệ chung của thành phố hoặc có từ 2 quý trở lên giải ngân thấp hơn mục tiêu chung sẽ bị kiểm điểm, khiển trách.Với các dự án chậm tiến độ, chưa hoàn thiện thủ tục quyết định đầu tư và chưa phân bổ vốn, lãnh đạo TP.HCM đề nghị các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư khẩn trương đẩy nhanh thủ tục, hoàn thiện hồ sơ trước ngày 20.3.Các sở ngành, quận huyện phối hợp chủ đầu tư khẩn trương rà soát, nghiên cứu giải pháp rút ngắn thời gian thực hiện, hoàn tất thẩm định và quyết định đầu tư dự án trước ngày 30.3.
Gen Z đi làm, gặp đồng nghiệp lớn tuổi hơn ba, mẹ thì xưng hô thế nào?
Thị trường bán lẻ và tiêu dùng Việt Nam được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2025, tiếp nối đà hồi phục tích cực từ cuối năm 2024. Theo số liệu Tổng cục thống kê mới đây, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng 2.2025 tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu bán lẻ hàng hóa hai tháng đầu năm 2025 đạt 878,4 nghìn tỉ đồng, chiếm 77,2% tổng mức và tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo tổng mức bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ lên đến 12% trong năm nay, phản ánh sự phục hồi vững chắc của nền kinh tế và niềm tin ngày càng tăng của người tiêu dùng vào khả năng tài chính cá nhân và sự ổn định của môi trường kinh tế.Một yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy sức mua chính là việc tăng lương cơ sở kể từ ngày 1.7.2024, giúp cải thiện mức thu nhập người dân. Đồng thời, sự gia tăng 20,6% trong nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng trong năm 2024 so với năm trước là một tín hiệu rõ rệt của nhu cầu tiêu dùng mạnh mẽ trong nước. Sự phát triển này không chỉ thể hiện qua những chỉ số kinh tế vĩ mô, mà còn được phản ánh trong kết quả kinh doanh khả quan của các doanh nghiệp trong ngành.Mới đây Chính phủ vừa giao nhiệm vụ cho Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất về việc mở rộng đối tượng giảm thuế, giảm thuế VAT áp dụng trong 6 tháng cuối năm 2025 và năm 2026. Trước đó, chính sách giảm thuế VAT 2% đã giúp giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp và người tiêu dùng. Nhờ vào những yếu tố thuận lợi này, Masan và hệ sinh thái tiêu dùng của tập đoàn đang tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ. Điển hình là WinCommerce, thành viên chủ chốt trong hệ sinh thái bán lẻ của Masan, đã ghi nhận mức tăng trưởng 2 chữ số trong năm qua, đặc biệt là trong dịp Tết 2025 với mức tăng trưởng 13-14% so với năm trước. Đặc biệt, mô hình WinMart+ tại nông thôn tiếp tục thể hiện sự phát triển vượt bậc, với mức tăng trưởng trên 30%, góp phần mở rộng mạnh mẽ thị trường tiêu dùng ở các vùng sâu, vùng xa. Điều này cho thấy Masan đang tận dụng tốt xu hướng tiêu dùng tăng trưởng mạnh mẽ, mở rộng sự hiện diện và gia tăng sức mạnh cạnh tranh trong ngành bán lẻ và tiêu dùng.Masan tiếp tục khẳng định vị thế trong lĩnh vực tiêu dùng - bán lẻ với kết quả kinh doanh ấn tượng. Theo báo cáo tài chính, lợi nhuận quý IV/2024 của Masan tăng gần 14 lần so với cùng kỳ, đạt 691 tỉ đồng. Lợi nhuận cả năm 2024 đạt gần 200% kế hoạch. Đóng góp chính đến từ Masan Consumer (MCH), WinCommerce (WCM) và Masan MEATLife (MML).WinCommerce với ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu 11,8% trong quý IV và 9,7% cả năm, đạt lần lượt 8.557 tỉ đồng và 32.961 tỉ đồng. Lợi nhuận sau thuế trước phân bổ cổ đông thiểu số (NPAT Pre-MI) đạt 209 tỉ đồng trong quý IV, đánh dấu quý thứ hai liên tiếp có lợi nhuận dương. Tìm ra mô hình thành công, WCM dự kiến tăng tốc độ mở rộng quy mô, muốn mở thêm 1.000 cửa hàng mới trong năm 2025.Masan Consumer tiếp tục là "gà đẻ trứng vàng" khi doanh thu quý IV/2024 đạt 8.942 tỉ đồng, tăng 5,3% so với cùng kỳ. Các ngành hàng thực phẩm tiện lợi, gia vị và đồ uống lần lượt tăng trưởng 8,4%, 7,2% và 14,2%. Doanh thu từ thị trường quốc tế tăng 22,4%, đóng góp vào chiến lược "Go Global" của tập đoàn.Masan MEATLife cũng cán đích với doanh thu quý IV/2024 tăng 24%, đạt 2.204 tỉ đồng. Lợi nhuận sau thuế trước phân bổ cổ đông thiểu số (NPAT Pre-MI) đạt 85 tỉ đồng trong quý IV, đánh dấu quý thứ hai liên tiếp có lãi.Với đà tăng trưởng mạnh mẽ, Masan dự kiến doanh thu thuần hợp nhất năm 2025 đạt 80.000 - 85.500 tỉ đồng, tăng 7 - 14% so với năm 2024. Lợi nhuận sau thuế trước phân bổ cổ đông thiểu số (NPAT Pre-MI) dự kiến đạt 4.875 - 6.500 tỉ đồng, tăng 14 - 52%. Masan cũng đẩy mạnh chiến lược "Go Global" với mục tiêu tăng trưởng trên 20% tại thị trường quốc tế."Trong năm 2024, chúng tôi ưu tiên phát triển mô hình kinh doanh mang lại lợi nhuận bền vững xuyên suốt Tập đoàn. Theo đó, WinCommerce ("WCM") và Masan MEATLife ("MML") đã chính thức mang về lợi nhuận. Chúng tôi đã và đang tập trung tối ưu thị phần trong chi tiêu của người tiêu dùng bằng sự liên kết hợp lực những thương hiệu mạnh, nền tảng công nghệ và bán lẻ. Việc mang đến chương trình Hội viên WIN cho thị trường bán lẻ truyền thống (cửa hàng tạp hóa) và hiện đại (các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini) sẽ giúp mỗi mảng kinh doanh của chúng tôi đạt tăng trưởng hai chữ số trong năm 2025 và hơn thế nữa", tiến sĩ Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Tập đoàn Masan chia sẻ.Masan đang nắm bắt cơ hội để tăng tốc mạnh mẽ hơn trong năm 2025, đồng thời góp phần vào mục tiêu tăng trưởng GDP 8% mà Chính phủ đặt ra.
Theo đó, Bộ GD-ĐT đã triển khai đến Sở GD-ĐT TP.HCM kế hoạch kiểm tra việc tổ chức triển khai thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm học thêm tại TP.Đoàn kiểm tra của Bộ sẽ tiến hành kiểm tra một ngày trong thời gian từ ngày 3 đến 20.3 (Bộ GD-ĐT sẽ thông báo trực tiếp tới Sở GD-ĐT ngày kiểm tra cụ thể); kiểm tra trực tiếp tại Sở GD-ĐT, một số phòng GD-ĐT, một số cơ sở giáo dục phổ thông.Bộ sẽ kiểm tra công tác chỉ đạo, quản lý của Sở GD-ĐT, phòng GD-ĐT và việc triển khai thực hiện tại các cơ sở giáo dục về việc triển khai thực hiện Thông tư số 29 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10 về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lý hoạt động dạy thêm học thêm theo thẩm quyền trách nhiệm.Trong kế hoạch, Bộ kiểm tra thực tế tại trường THCS và THPT sau đó sẽ làm việc với Sở GD-ĐT cùng các quận, huyện.Cũng trong công văn triển khai kế hoạch kiểm tra về dạy thêm, học thêm, Bộ yêu cầu Sở GD-ĐT báo cáo số lượng các cơ sở dạy thêm đã được cấp phép; Thuận lợi, khó khăn, các giải pháp sở đã thực hiện để quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trước khi Thông tư 29 được ban hành. Từ khi Thông tư 29 được ban hành và có hiệu lực thì số lượng tổ chức/cá nhân mới đăng ký kinh doanh ra sao? Thuận lợi, khó khăn khi triển khai thực hiện Thông tư 29.Đồng thời báo cáo công tác phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND TP ban hành quy định về dạy thêm, học thêm; Việc hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm cho các nhà trường, các tổ chức và cá nhân liên quan thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn.Trên cơ sở báo cáo, Sở GD-ĐT cần đưa ra đánh giá chung về ưu điểm, thuận lợi, hạn chế, khó khăn và nguyên nhân khi triển khai thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm. Từ đó Sở GD-ĐT nêu đề xuất kiến nghị Chính phủ, Bộ và UBND TP (nếu có).Ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, thông tin Sở GD-ĐT đã thành lập 5 đoàn kiểm tra về việc thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm học thêm. Theo đó, 5 đoàn kiểm tra sẽ thực hiện kiểm tra các trường công lập bậc THCS, THPT, cơ sở dạy thêm ở 22 quận, huyện về công tác quản lý dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường.Đồng thời, theo ông Minh, các đoàn kiểm tra này sẽ thực hiện việc kiểm tra các trung tâm kỹ năng sống có thực hiện đúng nội dung được cấp phép hay không?Bên cạnh việc kiểm tra các cơ sở thực hiện quy định dạy thêm, học thêm, mong muốn của Sở GD-ĐT TP.HCM nhằm kịp thời phát hiện, xử lý và đề xuất những giải pháp phù hợp đối với các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Thông tư 29.
Microsoft hướng dẫn khắc phục lỗi máy in trên Windows 10 và 11
Trước thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới Ất Tỵ 2025, AFC có động thái mới nhắc về bóng đá Việt Nam. Trên trang mạng xã hội chính thức, cơ quan quản lý bóng đá châu Á đăng tải dòng trạng thái đầy ý nghĩa: "Bóng đá Việt 2025 - Thật "cứng" trong năm "rắn", kèm theo hình ảnh có những đội tuyển quốc gia (nam, nữ) và các CLB xuất sắc tại V-League.Chưa hết, AFC còn tặng bóng đá Việt Nam một bài "vè": "Lối chơi chắc chắn - Mạnh mẽ cứng rắn - Diện mạo tươi tắn - Gặp nhiều may mắn".Có thể nói, bóng đá Việt Nam vừa trải qua năm 2024 thành công, với đỉnh cao là chức vô địch giải bóng đá Đông Nam Á (AFF Cup 2024). Vào cuối năm 2024 âm lịch, thầy trò HLV Kim Sang-sik đã mở ra một tương lai đầy hứa hẹn, khiến cho nhiều người hâm mộ bóng đá luôn trông chờ những màn trổ tài của đội tuyển Việt Nam trong năm 2025.Trong năm mới Ất Tỵ, bóng đá Việt Nam sẽ tham dự nhiều đấu trường quan trọng. Trong đó, đội tuyển Việt Nam chinh chiến tại vòng loại Asian Cup 2027. HLV Kim Sang-sik được dự báo sẽ gặp nhiều thử thách hơn trong giai đoạn đầu của giải đấu hàng đầu châu lục, khi lực lượng bị sứt mẻ. Chân sút trụ cột Nguyễn Xuân Son dính chấn thương nặng tại AFF Cup 2024 và chắc chắn sẽ không kịp trở lại để cống hiến cho đội tuyển Việt Nam tại Asian Cup 2027, ít nhất là trong giai đoạn lượt đi của vòng bảng.Một sân chơi rất lớn nhận được sự quan tâm đặc biệt mà bóng đá Việt Nam sẽ góp mặt là Đại hội thể thao Đông Nam Á 2025. U.22 Việt Nam và đội tuyển nữ Việt Nam tranh tài tại SEA Games 33, tổ chức ở Thái Lan. Đội tuyển futsal nữ Việt Nam sẽ ra sân tại vòng chung kết futsal nữ châu Á 2025, giải đấu chắp cánh cho giấc mơ dự World Cup. Đội tuyển U.17 Việt Nam cũng so tài tại vòng chung kết U.17 châu Á 2025.